Nền kinh tế Châu Âu đang có nguy cơ rơi vào đợt suy thoái mới

Hồi đầu tháng 9, ECB đã công bố kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng tại các nước đang gặp khó khăn ở eurozone bằng cách mua trái phiếu chính phủ của họ, nhằm xem xét chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, dưới sự giám sát của Liên minh . Thứ Năm tuần này, ECB sẽ công bố quyết định tiếp theo trong các chính sách tài chính của mình, kỳ vọng lãi suất cơ bản nằm ở mốc 0,75%. Tháng trước, tỷ lệ lạm phát lên 2,7%, vượt khỏi mục tiêu kìm hãm dưới 2% của ECB.

Hoạt động sản xuất sa sút và tình hình kinh tế chung khó khăn của eurozone khiến các nhà phân tích e ngại khu vực này sẽ rơi vào đợt suy thoái mới, khó để phục hồi tăng trưởng trước 2013.

  • Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
Nền kinh tế của eurozone đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới. Ảnh: Alamy

Đến tháng 9/2012, các hoạt động sản xuất của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã co lại trong 14 tháng liên tiếp, và tỷ lệ thất nghiệp đạt kỷ lục mới trong tháng 8. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy tình hình ngày càng tệ hơn ở khu vực, và khả năng sớm trở lại tăng trưởng sẽ khó thực hiện hơn. 

Các báo cáo mới nhất cho thấy nền kinh tế của khối đang thu hẹp hơn trong quý vừa qua, khiến những quốc gia như Tây Ban Nha, Italy khó hạ mức nợ chính phủ trong cảnh chi tiêu xã hội vẫn leo thang không ngừng.

Theo nhận định, khu vực nam châu Âu sẽ phải mất vài năm để xóa bớt những hiệu ứng kinh tế xấu từ cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Lượng người thất nghiệp trẻ tuổi đã tăng lên tới hơn 50% tại Tây Ban Nha và Hy Lạp, gia tăng e ngại về sự biến mất của một thế hệ nhân công chưa kịp cống hiến sức mình vào lực lượng lao động.

Hôm 1/10, những số liệu được công bố cho thấy nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm hỗ trợ kinh tế nhóm 17 quốc gia châu Âu không đủ hiệu quả để đảo chiều cuộc suy thoái. ECB từng bơm hơn 1.000 tỷ euro cho hệ thống ngân hàng và cũng quyết định giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục.

Cũng trong ngày thứ Hai vừa rồi, thông tin các nhà cho vay quốc tế nghi ngờ một phần kế hoạch của Hy Lạp cũng gây tổn hại đến viễn cảnh kinh tế của châu Âu. Các biện pháp nhằm tiết kiệm hàng tỷ euro của Athen thông qua việc cắt giảm chi tiêu và mức thuế mới bị xem như “cái tát” vào những nỗ lực của chính phủ trong cuộc theo đuổi các thỏa thuận để xin gói viện trợ tài chính mới cho Hy Lạp.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay, bộ ba Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ECB đã từ chối các biện pháp khắc khổ trị giá 2 tỷ euro của Hy Lạp. “Họ yêu cầu phải cụ thể hơn vấn đề này, và chúng tôi đang cố gắng. Cả hai bên vẫn tiếp tục các cuộc hội đàm với nhau”, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho hay.

Công ty dữ liệu Markit cho hay chỉ số hoạt động sản xuất hàng tháng của Liên minh châu Âu mà họ thu được chỉ đạt 46,1 điểm trong tháng 9. Mặc dù con số này cao hơn so với mức 45,1 của tháng 8, nhưng vẫn dưới điểm 50, cho thấy sự đi xuống của hoạt động sản xuất. Chỉ số này tại Đức không có nhiều biến động, nhưng Pháp lại tụt dốc đang lo ngại.

Howard Archer, chuyên gia kinh tế của IHS Global Insight nói: “Báo cáo của Markit càng gia tăng niềm tin rằng eurozone sẽ chịu thêm khó khăn trong quý III”. Ông dự đoán GDP trong quý III (kết thúc ngày 30/9) giảm từ 0,3 đến 0,4% so với quý II, hoặc 1,5% so với cả năm, cao gấp đôi con số của quý II. Kể từ quý III năm ngoái, GDP của châu Âu không hề có dấu hiệu tăng trưởng.

Các khảo sát trước đó nhận định hoạt động sản xuất của Pháp đã tụt giảm trong tháng 9, từ 46 điểm xuống còn 42,7. Pháp đang là nền kinh tế lớn thứ hai tại eurozone (sau Đức), nhưng nhiều khả năng trong vài tháng tới, nền kinh tế vốn đang trì trệ của nước này sẽ gặp phải nhiều sóng gió. Chính phủ của ông François Hollande tuần trước đã tuyên bố một loạt biện pháp khắc khổ mới để làm chậm sức tăng của nợ công. Đức cũng phải chịu cảnh co lại của hoạt động sản xuất, nhưng với tỷ lệ thấp hơn Pháp trong tháng 9. Theo Market, PMI của Đức từ 47,4 trong tháng 8 đã xuống 44,7 vào tháng 9, nhưng tương lai vẫn bị phủ mây mờ, chưa thể định rõ sẽ tăng hay giảm.

  • Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.

Thực trạng yếu kém hiện nay có thể tươi sáng hơn nếu nền kinh tế toàn cầu được cải thiện. Tuy nhiên “căn bệnh” thất nghiệp đã ăn sâu vào eurozone có thể khiến viễn cảnh tăng trưởng của toàn khối bị giới hạn trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tới. Lượng người trong độ tuổi lao động thất nghiệp tại khu vực đã tăng 34.000 trong tháng 8, đạt mức kỷ lục 18,2 triệu người. Tính trong 27 nước của EU, hơn 25 triệu người không có việc làm, điều mà phát ngôn viên của EC phải thốt lên “rõ ràng là không thể chấp nhận được”.

Nội bộ khối 17 quốc gia dùng đồng tiền chung euro cũng có sự phân hóa rõ rệt về lượng người thất nghiệp. Tại Hy Lạp, hơn 55% người dưới 25 tuổi không có việc làm, Tây Ban Nha 52,9%, trong khi của Đức chỉ 8%. Tính trong eurozone, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 11,4%, không thay đổi so với tháng trước và đang là mức cao kỷ lục.

Hồi đầu tháng 9, ECB đã công bố kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng tại các nước đang gặp khó khăn ở eurozone bằng cách mua trái phiếu chính phủ của họ, nhằm xem xét chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, dưới sự giám sát của Liên minh châu Âu. Thứ Năm tuần này, ECB sẽ công bố quyết định tiếp theo trong các chính sách tài chính của mình, kỳ vọng lãi suất cơ bản nằm ở mốc 0,75%. Tháng trước, tỷ lệ lạm phát lên 2,7%, vượt khỏi mục tiêu kìm hãm dưới 2% của ECB.

Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Related posts:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *