Làm thế nào để tăng tốc tối đa cho WordPress

WordPress bản thân của nó không chậm, tuy vậy trong quá trình sử dụng bạn cảm thấy WordPress chạy quá chậm khiến bạn bực mình. Hãy bỏ qua cảm giác khó chịu, bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn những cách mà bạn có thể áp dụng để tăng tốc cho WordPress.

Đầu tiên, bạn hãy vào dịch vụ kiểm tra tốc độ trang web miễn phí để check xem trang của bạn có tốc độ là bao nhiêu. Sau đó bạn hãy chụp lại hình ảnh hoặc ghi nhớ lại những con số để có thứ mà so sánh sau khi bạn thực hiện theo hướng dẫn này.

Tăng tốc cho blog hoặc website đang dùng WordPress

Trong những cách mà mình định giới thiệu dưới đây, có những cách bạn có thể áp dụng ngay nhưng cũng có những cách bạn phải bỏ tiền ra mới sử dụng được. Nhưng không sao, thực hiện được theo bước nào thì hay bước đó, không nhất thiết bạn phải làm theo hết tất cả.

1. Lựa chọn hosting

Hosting là một trong những nhân tố rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến tốc độ tải trang trên blog của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến nhà cung cấp hosting mà bạn đang có ý định sử dụng. Hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng như đọc qua các bài đánh giá của người khác trên các diễn đàn webmaster. Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng Google để tìm kiếm thông tin liên quan đến nhà cung cấp hosting và chất lượng của họ.

Mình đang sử dụng dịch vụ hosting của NameCheap và thấy nó rất ổn định, tốc độ lại chạy ngon. Bạn có thể đọc qua bài viết đánh giá dịch vụ hosting của NameCheap để biết thêm thông tin, và dĩ nhiên mình sẽ rất vui nếu như bạn sử dụng link liên kết trên Blog HocWP để mua dịch vụ của NameCheap ủng hộ.

So với hosting trong nước thì các dịch vụ hosting của nước ngoài tốt hơn nhiều, giá cả lại phải chăng. Có cái khó là quy định sử dụng dịch vụ của họ nghiêm hơn ở Việt Nam bởi luật vi phạm bản quyền được áp dụng rộng rãi.

2. Hình ảnh trong bài viết

Hãy dùng qua các công cụ xử lý ảnh để nén tới mức tối đa có thể các hình ảnh mà bạn dùng cho việc đăng bài. Định dạng ảnh mà mình khuyên bạn nên dùng là .jpg hoặc bạn cũng có thể sử dụng định dạng .png với những hình ảnh có kích thước bé.

Thay đổi hình ảnh trên blog của bạn có kích thước từ 1024px hoặc 800px trở xuống, không nên đăng các hình ảnh có độ phân giải quá cao vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ tải trang cho blog.

Tuy nhiên, nếu trang của bạn chuyên show hàng về hình ảnh thiết kế đồ họa thì có thể giữ nguyên chất lượng ảnh hoặc để link liên kết đến ảnh gốc cho độc giả dễ xem.

3. Chọn giao diện

Giao diện cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tải trang, bạn hãy lựa chọn những giao diện đơn giản để sử dụng. Sau này, bạn có thể tự tay thiết kế cho mình những bộ áo riêng để dùng cho blog. Không nên chọn các giao diện có tích hợp quá nhiều mã javascript nếu bạn không muốn trang blog của mình chạy siêu chậm.

Thông thường, những giao diện có kèm theo slider thì tốc độ tải trang chậm hơn so với các loại giao diện khác. Nếu không cần thiết lắm thì bạn nên chọn những giao diện có thiết kế phẳng, chuyên sử dụng màu sắc nhiều hơn thay vì dùng hình ảnh, giao diện có áp dụng những kỹ thuật mới trong thiết kế web với HTML5CSS3.

4. Sử dụng ít plugin

Hãy lựa chọn những plugin cần thiết cho WordPress để sử dụng. Không nền đụng đâu là cài đó, không nên thấy plugin nào thích thì cũng cài.

Mỗi chức năng nên chỉ lựa chọn một plugin để sử dụng, hạn chế việc sử dụng nhiều plugin. Độ bảo mật cũng như tốc độ tải trang sẽ giảm đáng kể nếu như bạn không khôn khéo trong khâu lựa chọn plugin.

5. Sử dụng plugin hỗ trợ cache

Có nhiều plugin cho bạn làm việc này. Cache là từ ngữ chỉ việc sao lưu trang của bạn dưới dạng tập tin html và lưu trên server, sau khi người dùng truy cập trang lần đầu và ghé lại trang của bạn vào những lần tiếp theo thì tốc độ tải sẽ nhanh hơn. Chức năng cache cũng được các trình duyệt web hỗ trợ cho người dùng.

Bạn có thể sử dụng plugin WP Super Cache nếu như bạn yêu thích sự đơn giản, hoặc sử dụng plugin W3 Total Cache nếu bạn thích có nhiều tính năng mở rộng.

6. Tối giản cơ sở dữ liệu

Bạn có thể vào quản lý cơ sở dữ liệu và xóa bỏ bớt những thông tin không cần thiết. Hãy xóa những bảng dữ liệu do các plugin chèn thêm nếu bạn không còn sử dụng plugin đó nữa.

Ngoài ra, bạn nên xóa bớt những bản sao lưu của bài viết do chức năng tự động sao lưu khi soạn thảo tạo ra. Việc làm nhẹ cơ sở dữ liệu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong chuyện cải thiện tốc độ trang web.

Kiểm tra kết quả

Nếu bạn đã thực hiện ít nhất 3 trong 6 bước hướng dẫn tăng tốc độ cho website bên trên thì trang của bạn có thể sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn. Hãy cho mọi người xem kết quả khi test thử trang blog của bạn. Bên dưới là những gì mà Blog đã làm được.

Kết quả tăng tốc Blog Học WordPress

Có thể trong quá trình kiểm tra, dịch vụ sẽ không đánh giá chính xác nhất về tốc độ tải trang trên blog của bạn. Nhưng đây cũng là thước đo để chúng ta tham khảo trong quá trình xây dựng website với WordPress.

Tóm lại

Bên trên là những cách cơ bản để bạn cải thiện tốc độ tải trang cho blog WordPress, ngoài những cách trên thì cũng còn nhiều nhiều cách khác nữa mà bạn có thể áp dụng. Nếu sau khi bạn áp dụng cả 6 bước trên mà blog của bạn vẫn chạy chậm như rùa thì nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hosting hỗ trợ, có thể trang của bạn đang có vấn đề hoặc là hosting đang bị DDoS.

Related posts:

One Response to Làm thế nào để tăng tốc tối đa cho WordPress

  1. Mộ đá says:

    Cũng nên cài thêm các plugin như nén css, js, hay load ảnh thông minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *