Có phải bạn đang có một người sếp “tồi”?

Đây là lỗi lầm mà hầu hết những vị “sếp” trẻ thường mắc phải. Họ đưa ra những yêu cầu vô lý như: ít người là nhiều việc, ít thời gian nhiều kế hoạch. Ban đầu, nhân viên làm việc không dưới 15 tiếng một ngày, nhưng rồi dần kiệt sức và tháo chạy khỏi “nhiệm vụ bất khả thi”.

Bạn nghĩ mình là người lãnh đạo tốt vì luôn quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu nhân viên, và hòa đồng tập thể?

Mời các bạn theo dõi bài “5 dấu hiệu của người sếp tồi” do Bảo Chiêu trình bày.

1. E-mail một chữ

 

  • Những Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec hiện nay rất chủ trong quá trình Tìm Việc Làm , bạn cũng không ngoại lệ chứ? Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về công việc bạn mong muốn.

Hầu hết các “sếp” không nhận ra rằng mình tệ thế nào khi trả lời e-mail của nhân viên cộc lốc chỉ bằng một từ “Ừ” hoặc “Không”. Các chuyên gia đánh giá đó là hội chứng thói quen xấu khi dùng di động: giao tiếp ngắn gọn tối đa đến mức bất lịch sự lúc nào không hay. Các “sếp” không nhận thức được rằng chỉ thêm một tiếng “Cám ơn” cũng đủ làm mát lòng mát dạ nhân viên.

Ví dụ trường hợp của chị Christina Marcus. Một lần, chị gửi e-mail trình bày ý tưởng dự án cho cấp trên. Anh này trả lời duy nhất một chữ “Y”. Trong tiếng Anh, Y có thể mang ý nghĩa “Why?”, tại sao. Thế là chị Marcus ngồi 20 phút viết bức e-mail thật dài giải thích ý tưởng. Hóa ra, ý của vị sếp kia là “Yes”, đồng ý. Không lâu sau đó, Marcus rời công ty.

2. “Sếp” hiếm khi nói chuyện trực tiếp với nhân viên

 

Ngày nay, các “sếp” thường lợi dụng công cụ kỹ thuật số để giao tiếp, và tránh thảo luận trực tiếp với nhân viên về những vấn đề nhạy cảm. Theo các chuyên gia, thì chẳng ai muốn gây xung đột, chạm trán trực diện, tạo mâu thuẫn, nhưng, làm “sếp” thì phải dũng cảm và có khả năng đương đầu khó khăn. Gặp gỡ và đối thoại trực tiếp mới tạo được sự tín nhiệm của nhân viên.

3. Nhân viên thường xin nghỉ ốm

Nhân viên thường giả bệnh để né “sếp”. Nhưng trên thực tế, “sếp” không tuyệt vời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Theo khảo sát của Thụy Điển công bố năm 2008 sau khi nghiên cứu 3.000 người trong 10 năm, thì những người không hài lòng về “sếp” sẽ tăng nguy cơ đau tim hơn bình thường 20% – 40%.

4. Nhân viên làm việc thâu đêm suất sáng nhưng vẫn không hoàn thành dự án đúng hạn

Đây là lỗi lầm mà hầu hết những vị “sếp” trẻ thường mắc phải. Họ đưa ra những yêu cầu vô lý như: ít người là nhiều việc, ít thời gian nhiều kế hoạch. Ban đầu, nhân viên làm việc không dưới 15 tiếng một ngày, nhưng rồi dần kiệt sức và tháo chạy khỏi “nhiệm vụ bất khả thi”.

5. “Sếp” sư tử

Theo chuyên gia thì cho dù không gào thét ầm ĩ tức giận mà chỉ hơi lớn tiếng thôi, thì “sếp” cũng làm giảm nhuệ khí, giết chết sức sáng tạo của tập thể. Nhân viên sẽ sợ hãi và lẩn tránh “sếp” nếu có bất cứ sơ sót nhỏ nào.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Related posts:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *